Trong gần 2000 năm lịch
sử của đạo phật về cơ bản Đạo phật luôn luôn găn bó trong sinh hoạt của cộng
đồng dân tộc Việt Nam.
Đạo phật còn là yếu tố cấu thành nền văn hóa dân tộc. Hiện nay, tuy có ảnh
hưởng của nền văn minh vật chất, nhưng cội nguồn văn hóa vẫn luôn tồn tại trong
sinh hoạt cuộc sống chúng ta.
ChùaHương tuy không phải là nơi xuất phát cội nguồn phật giáo, nhưng cũng được coi
là một phần phật giáo Việt Nam .
Đạo phật
và tín ngưỡng ở Hương Sơn xuất phát từ thời xa xưa nhưng được mở rộng và phát
triển mạnh mẽ từ thế kỷ XV vào đời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) lúc đó được
các vị hòa thượng đặt nền móng và phát triển tạo nên một nền phật giáo nơi đây.
Đến thế kỷ VXI và XVII nơi đây đã trở thành một khu thắng cảnh đền chùa biệt
chiếm nhất nam thiên, nổi trội phải kể tới là Động Hương Tích và chùa Thiên
Trù. Từ đó Hương Sơn được coi là vùng đất của Đạo Phật. Bên cạnh đó vùng đất
Hương Sơn còn mang nhiều truyền thuyết và chứng tích của một nền phật giáo tâm
linh, đặc biệt là giai thoại về truyện Bà Chúa Ba tu hành đắc đạo ở động Hương
Tích và trở thành Bồ Tát Quán Thế Âm để phù hộ chúng sinh và đã trở thành một
nét đẹp văn hóa dân gian.
Vùng đất
Hương Sơn còn gắn liền với nhiều sự tích và những giai thoại về nhũng vị anh
hùng có công đánh giặc giữ nước, ví như sự tích về 100 chú voi, mâm xôi con gà,
long, ly quy, phượng,...vv. Tất cả đã
tạo cho Chùa Hương những nét đặc trưng của một vùng đất mang nhiều mầu sắc tâm
linh và được con người thần tượng hóa, tạo nên một bản sắc riêng được minh
chứng đó là Lễ hội Chùa Hương.
Mỗi năm
Chùa Hương đón khoảng 100 vạn khách về đây trẩy hội, trong đó có tới 90% khách
thập phương là người tín ngưỡng đạo phật. Điều đó càng chứng minh thêm giá trị
văn hóa tâm linh ở Chùa Hương. Nét văn hóa đó đã ăn sâu vào nếp sống, không chỉ
người dân sở tại mà còn cả người dân Việt Nam. Chính vì lẽ đó chúng ta càng
thấy được giá trị của một nền văn hóa đã tồn tại gần 1000 năm lịch sử đã và
đang được con người nâng niu và gìn giữ như một phần trong cuộc sống văn hóa
của chúng ta.