Du lịch chùa hương 1 ngày

Khu danh lam thắng cảnh Chùa Hương nổi tiếng với hội Chùa Hương hàng năm bắt đầu từ sau tết Nguyên đán kéo dài đến tháng ba âm lịch. Du khách Người Việt Nam

Tour chùa hương + xem biểu diễn võ thuật 2 ngày 1 đêm

Thiên Môn Đạo là một môn phái của võ thuật cổ truyền Việt Nam được sáng lập bởi Tổ sư Nguyễn Khắc Cống ở Dư Xá Thượng, Hòa Nam, huyện Ứng Hòa, Hà Tây từ cuối thế kỉ 18 ...

Đặt phòng nghỉ tại Chùa Hương

Trung tâm du lịch của chúng tôi có hệ thống các nhà nghỉ, khách sạn trực thuộc và liên kết mới xây dựng, trang bị tiêu chuẩn và đảm bảo tính chuyên nghiệp và vệ sinh sạch sẽ, thoáng má

Dịch vụ đặt ăn nhà hàng tại Chùa Hương

Trung tâm du lịch của chúng tôi có hện thống nhà để cung cấp nhu cầu ăn uống của quý khách trải hội chùa hương.

Xe du lịch về Chùa Hương

Trung tâm của chúng tôi có các loại xe du lịch đời mới cho thuê chuyên tuyến về thăm quan lễ hội chùa Hương năm 2014 với giá cả hợp lý

Phong cảnh đẹp chùa hương

Về với chùa Hương, mọi người cảm nhận được sự tĩnh lặng, yên bình và huyền bí của nền văn hóa Phật giáo của nước ta.


Đò nhỏ cập bờ để đưa khách vào Đền Trình.


Bắt đầu theo dòng suối Yến để vào khu di tích.


người lái đò chở khách du lịch ngắm cảnh hai bên suối Yến.


Dòng người đông đúc tại chùa Thiên Trù.


Một góc tĩnh lặng của chùa Thiên Trù.

Du lịch Đầm Đa - Chùa Hương (03 ngày)

Giới thiệu: Hàng năm, mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Hành trình về một miền đất Phật - nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành, để dâng lên Người một lời nguyện cầu, một nén tâm hương, hoặc thả hồn bay bổng hòa quyện với thiên nhiên ở một vùng rừng núi còn in dấu Phật.

NGÀY 1: HÀ NỘI – ĐỀN MẪU ĐẦM ĐA – CHÙA HƯƠNG

06h00 : Xe ôtô đón quý khách tại điểm hẹn đi Đầm Đa - Cách Hà Nội 80km về phía Tây Đầm Đa thuộc tỉnh Hoà Bình, là một điểm du lịch chẳng những đẹp về quang cảnh thiên nhiên như núi non cây cỏ, mà cái đẹp còn tiềm ẩn trong một hệ thống các hang động.

Đến Đầm Đa sau khi lễ tại đền Trình, Quý khách vào thăm động “Mẫu Long” ở đó quý khách sẽ tận mắt thấy “Rồng bay, Phượng múa”, “Bầu sữa Âu Cơ, hang Rồng ấp trứng”, tất cả đều được thiên nhiên tạo nên bằng đá. Tiếp đó Quý khách sang lễ tại “chùa Châu Sơn, thăm suối Bạc , Bà chúa Kho”, thăm “động Cô Chín, động Ông Hoàng Bảy”...

Sau khi ăn trưa. Quý khách thăm “động Tam Toà”, “ Toà Thánh Mẫu” - một động lớn và đẹp nhất tại khu du lịch Đầm Đa.

15h30: Quý khách lên xe tiếp tục cuộc hành trình về chùaHương. Đến bến Yến (hay còn gọi là bến Đục) quý khách nhận phòng, nghỉ ngơi và ăn tối.

NGÀY 02: HƯƠNG TÍCH “NAM THIÊN ĐỆ NHẤT ĐỘNG”

Ăn sáng trong Nhà nghỉ/Khách sạn

08h00: Quý khách lên thuyền vào làm lễ tại Đền Trình “Ngũ Nhạc Linh Từ”. Sau đó tiếp tục đi thuyền theo suối Yến vào Bến Trò làm lễ chùa Thiên Trù.

10h00: Ra ga cáp treo vào động Hương Tích, làm lễ dâng hương tại “Nam Thiên Đệ Nhất Động”. Sau đó trở lại sân Thiên Trù ăn trưa tại Nhà hàng.

15h00: Ra đò về Bến Yến, nhận phòng nghỉ ngơi. Ăn tối tại Nhà hàng. Buổi tối, dạo chơi phố Yến, mua quà lưu niệm cho người thân,…vv.

NGÀY 03: TUYẾT SƠN – ĐỀN ĐỨC THÁNH CẢ

Sáng: Ăn sáng tại Nhà hàng.

08h00: Xe đưa ra bến đò Tuyết Sơn vào thăm quan kỳ quan Ngọc Long Động khai phá năm 1694 và bức tượng phù điêu quận chùa Ngọc Hương người phát hiện và mở ra “Ngọc Long Động”. Ngoài ra, quý khách còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp có 1 không 2 rừng mơ Hương Tích vốn đã đi vào thi ca nhiều thời đại.

11h30: Trở ra bến đò về Nhà nghỉ, nghỉ ngơi. Ăn trưa tại Nhà hàng. Sau bữa trưa, tranh thủ mua quà lưu niệm.

15h00: Lên xe ra Đền Đức Thánh Cả, đền thờ thần là vị tướng "Nhất phẩm đại vương" triều Tiền Lý Nam Đế. Sau khi làm lễ xong tại đây, xe đưa Quý khách về Hà Nội.

GIÁ TRỌN GÓI CHO MỘT KHÁCH: 1.325.000VND

(Giá trên áp dụng cho đoàn 25 khách, nếu thay đổi số lượng sẽ tính giá tour theo thực tế)

Kính chúc Quý khách một chuyến đi thú vị và bổ ích !!!

Lưu ý: Quý khách vui lòng đặt trước các dịch vụ để chúng tôi có thể phục vụ Quý khách đúng, đầy đủ và chu đáo trước khi Quý khách về trẩy hội chùa Hương.

Văn tự trên bia đá, chuông đồng ở Chùa Hương

Khu Phật tích Chùa Hương có rất nhiều bia đá, đa phần mặt mài chữ khắc ngay vào vách đá (ma nhai) hoặc dựng lên những tấm bia có trang trí đẹp, ý nghĩa cao sâu.

Những tấm bia đá hoặc bài minh trên chuông đồng, thường ghi công việc nhà chùa, công đức thập phương đóng góp, hay chép những bài thơ, để những lời hay ý đẹp ca ngợi cảnh sắc nơi đây…

Các tấm bia đều ghi bằng chữ Hán Nôm, chỉ có hai tấm bia (một dựng ở nhà bia chùa Thiên Trù, một dựng ở khu chùa Bảo Đài Tuyết Sơn, là chữ quốc ngữ. Có những tấm bia nghệ thuật thư pháp rất đẹp, rất sinh động, như đặc bút của chúa Trịnh Sâm (“Nam thiên đệ nhất động “, “Sơn thủy hữu tình “, “Kì sơn tú thủy …”), hay như tấm bia khắc bài thơ chữ thảo tuyệt đẹp của Phó sứ Bùi Dỵ ở trong động Hương Tích.

Những tấm bia cổ hay bài minh trên chuông cổ được phiên âm, dịch ra chữ quốc ngữ. Ở đây chúng tôi xin giới thiệu văn tự của một số tấm bia cổ, văn chuông cổ có quan hệ thời gian với lịch sử xây dựng Chùa Hương để cùng quý khách tham khảo và nghiên cứu.

THIÊN TRÙ TỰ THỦY TẠO
THIẾT THỔ THẠCH PHÚC CƠ SÙNG KIẾN KIM
DONG BẢO ĐIỆN BI KÝ

Nhĩ thời thế tôn, giáo pháp lưu thông lịch quảng a tằng kỳ kiếp. Cắng cổ cùng kim duyên khai phật đạo, như thị thiền chân chỉnh giáo, đặc thụ Như Lai vân thủy thiền đạo Viên Quang Chân Nhân quốc phong: Thượng lâm Viện Tăng lục ty Hòa thượng Viên Giác Tôn Gỉa. Đoan khiết nhất tâm linh chuyên tam bảo.

Nội tu Hương Tích bảo động, ngoại khai Phật cảnh Thiên Trù, khuyến tập phương sung tu công đức. Thiên đài cảnh huống vĩnh thùy liệt diệm thiền đăng, phật quả chu viên, miên tự hồng duyên đại đạo .

Quốc bảo nhi quốc thế tôn an, dân kỳ, nhi dân an phú thọ, dĩ vi công đức phúc đẳng hà sa. Thế thế công chứng bồ đề, sinh sinh viên thanh Phật đạo, vĩnh truyền thiên cổ dĩ hiểu hậu lai.

Nhất hưng công hội chủ cập thập phương công đức quả mãn viên thành sở hữu tính danh khai tuần vu hậu.

Bản dịch
CHÙA THIÊN TRÙ TỪ BUỔI ĐẦU
ĐẮP NỀN ĐẤT ĐÁ DỰNG CHÙA VÀNG ĐIỆN BÁU,
TẠC BIA GHI LẠI

Thời ấy giáo pháp của Đức Thế Tôn đã lưu truyền rộng khắp, nhiều a tăng kỳ kiếp các nơi biết. Từ đời xưa cho đến nay đạo phật mở mang rộng lớn, giáo pháp chân chính.

Ơn đức Như Lai Vân Thủy Thiền thiên đạo Viên Quang Chân nhân được nhà vua ban ở Thượng lâm viện, Tăng lục ty Hòa thượng Viên Giác Tôn Gỉa .

Hòa thượng thanh bạch một long chuyên lo việc tam bảo, trong tu giữ động Hương Tích quý, ngoài thì xây dựng cảnh Phật Thiên Trù, khuyến giáo thập phương cùng góp công đức. Phúc trời lâu dài lưu mãi hương đăng ở chùa, việc Phật được tròn quả phúc.

“Nước cầu nước thịnh trị dân an,
Dân cầu dân yên vui phú quý”.

Do có được công đức như cát sông Nại Hà đời đời đều chứng lộc bồ đề, người người đều là tâm Phật truyền mãi ngàn năm cũng biết công đức tròn quả phúc, đều ghi rõ họ tên.

Đường Hào huyện, Đường Hào xã, Thượng Vỵ thôn. Thị nội cung tần Mai Thị Cự tức Đào Thị Cự hiệu Diệu Trường, Mai Thị Nhiên tức Đào Thị Nhiên hiệu Diệu Trừng hậu Phật …
Vương Chính phi Quốc thái mẫu Trịnh Thị Ngọc Lung hậu phật.
Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Giang hiệu Diệu Lan Chân nhân ở ốc Biện Thượng, xã Sóc Sơn, huyện Vĩnh Phúc cùng quý quan Nguyễn Đăng Lục công đức cổ tiền 20 quan.
Phó tướng Phái Quận công Trịnh Du thân mẫu Trần Thị Đề hiệu Diệu Đê cúng 2 quan. Vũ Thị Bàn hiệu Diệu Thu, tín quan tham đốc Trí Mỹ Hầu, Trịnh Bính tự Đào Hồng Huy Đức Chân nhân, phu nhân Trịnh Thị Liên hiệu Diệu Tuyên Chân nhân, Nguyễn Thị Canh hiệu Diệu Hoa Chân nhân cúng 3 quan.
…Cung tần Phan Thị Uẩn hiệu Diệu Hiền Chân nhân, ở xã Thu Hoạch huyện Thiên Lộc cúng 2 quan.
Cung tần Vũ Thị Yến hiệu Viên Thông Chân nhân ở thôn Đan Minh, xã Biện Hạ, huyện Cẩm Thủy cúng cổ tiền 5 quan. Thân mẫu Hà Thị Bạch hiệu Diệu Thanh Chân nhân cúng cổ tiền 5 quan, em trai Phạm Bá Vượng cùng vợ là Trần Thị May cúng cổ tiền 2 quan
Cung tần Vương Thị Ngọc Cha hiệu Diệu Lộc Chân nhân ở xã Hương Canh, huyện Đan Phượng cúng cổ tiền 2 quan.
Cung tần Nguyễn Thị Hân ở xã Xích Đằng, huyện Kim Động cúng cổ tiền 2 quan .
Thiền trưởng Nguyễn Thế Khang tự Trần Huyền hiệu Đạo Thắng Chân nhân, Thiền tăng tự Đạo Nhẫn Chân nhân.
Cùng thập phương công đức không tả hết .
Niên hiệu Chính Hòa thứ 7 (1686) tháng ba nhuận ngày tốt.  

BỤT TẠO THẾ TÔN BIA KÝ
                              (Phiên âm )

Đại Việt quốc, tả phủ Luân Quận công, quận phu nhân quán Thiệu Thiên phủ, Vĩnh Phúc huyện Sóc Sơn, xã hưng công hội chủ. Thần Trịnh Thị Ngọc Du hiệu Diệu Hương Viện Kim Chân nhâ, thân mẫu Trịnh Thị Liên hiệu Diệu Hồng Trưởng Thượng Chân nhân.

Dục sung thắng tự hưng tạo kim dong trang châu tố hội, hoàn hảo viên thành .
Cung Thiên Trù tam tượng Thiên Tôn, phụng Hương Tích thập nhất hương tượng.
Vĩnh di hồng phúc, phúc diễn ức niên, bia ký hậu lai, vạn tải vĩnh tăng.
Vịnh Thịnh nguyên niên.
Ất dậu niên (1705) thập thất nguyệt cốc nhật.

BIA GHI VIỆC TẠO TƯỢNG 
                                        (Bản dịch)

Đại Việt quốc tả phủ Luân Quận công; Quận phu nhân ở xã Sóc Sơn, huyện Vĩnh Phúc, phủ Thiệu Thiên là Trịnh Thị Ngọc Du hiệu Diệu Hương Viên Kim Chân nhân cùng mẹ là Trịnh Thị Liên hiệu Diệu Hồng Trưởng Thượng Chân nhân.

Dốc long vào việc chùa, đã tạo đúc tượng và sơn phủ thếp vàng điểm ngọc rất tốt đẹp, công việc đã xong. Nay:

Cung ba pho tượng Thiên Tôn ở ngoài chùa Thiên Trù.
Phụng dâng mười một pho tượng ở động Hương Tích.
Công của viên thành để lại hồng phúc tiếc nối nghìn năm. Tạc bia để lại với cảnh chùa cùng chư tăng dài lâu.
Niên hiệu Vĩnh Thịnh năm thứ nhất. Năm Ất Dậu tháng mười một ngày tốt.

HƯƠNG TÍCH ĐỘNG LINH QUANG
VÔ CỰC LINH NHAM BẢO TƯỢNG KÝ
(Bản dịch)
Động núi Hương Tích, núi khe đều chứa khí thiêng ,chim đến dâng vẻ đẹp, một bầu trời do tạo hóa đặt bày quả là cảnh kỳ quan trong vũ trụ.

Tương truyền, Phật Tổ Quan Âm từ nước Mẫu Trang sang nước Nam tu trì, nơi đó đến nay dấu thiêng vẫn còn như mới. Chuyện cũ mịt mờ khó bề khảo cứu, song cảnh trời động kỳ tú, sông núi vẫn còn khiến khách du quan tâm thần đều xúc động như tới kỳ viên, như lên đậu xuất, lâng lâng có cảm giác như dứt được khỏi chốn bụi trần, như vậy thì lời đánh giá nơi đây là chốn bậc nhất của trời Nam quả cũng không ngoa vậy.

Tổ tiên của Nhật này là Đại Vương Bồ Tát Thiền sư, nối đời sung tín đạo Phật, trước đây đã từng đúc một pho tượng đồng, dâng vào đặt ở trong động, ánh thiên lên xuống chứng giám long thành kể đã bao năm.

Năm Bính Ngọ (1786) gặp trận binh đao, đồ đồng trong nhà đều bị mất sạch. Những lúc như nhàn Nhật này thường thăm cảnh tịnh, nhớ tới bậc tu hành thời trước, thâm nguyện sẽ tạo lại pháp tướng để nối chí người xưa. Mười bốn năm trước tức là năm Qúy Sửu (1793), Nhật được may mắn về làm quan ở bốn thành vùng Thăng Long bèn quyên tiền mua đá, thuê thợ đục mài chạm khắc thành tượng báu đức Phật Tổ, rồi rước vào động dâng lên trên tòa.

Tượng này có chất vững bền chẳng nát, chẳng diệt, có sắc sang bong không chướng không ngại, thưòng trụ trên đài sen và sẽ cùng với núi này sừng sững còn mãi đến muôn đời.

Năm tháng trôi qua, chưa kịp ghi lại sự thực, nay nhân lúc công việc thư thả, xin lược thuật lại khắc vào bia đá để truyền lại lâu dài, ngõ hầu khíên cho khách du quan tới đây còn có bằng cứ để biết về sự kỳ tú của động, về gia thế thiện duyên của Nhật này.

Hoàng triều Gia Lông năm thứ Năm. Bính Dần tháng hai ngày lành.
Nguyễn Thị Huề hiệu Thiện Cơ, vợ Nhật Quant hầu Chánh võ nhất vệ trưởng hiệu Sơn Nam thượng trấn .
Nguyễn Huy Nhật xã Đại Võ, huyện Võ Giàng kinh ghi.
Võ Đình Viện, xã Đại Đình, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn giám tạo .
Trúc Kỳ Phủ viết chữ.
HƯƠNG TÍCH ĐỘNG BIA KÝ
(Phiên âm)

Khoái Châu phủ, Kim Động huyện, Tiên Cầu xã cư tại kinh đô Phụng Thiên phủ, Thọ Xương huyện, Báo Thiên phường, Thượng Môn Hạ giáp .

…Phụng sai giao lĩnh Tuyên Quang xứ …
…Tả Đô đốc Thái phủ Liêu Quận công Vũ Đình Trác, chính khổn phu nhân Nguyễn Thị Tân .
Nhất hưng công hội chủ tác kiều bạch nhị liên hậu Phật .

Cảnh Hưng nhị thập bát niên
Chính nguyệt nhị thập cốt nhật.

Bản dịch
HƯƠNG TÍCH ĐỘNG

…Phụng mệnh nhà vua lĩnh Tuyên Quant xứ …Tả đô đốc Thái phủ Liêu Quận công Vũ Đình Trác, chính thất phu nhân Nguyễn Thị Tân .
Nguyễn quán xã Tiên Cầu huyện Kim Động phủ Khoái Châu, trú quán ở kinh đô tại giáp Thượng Môn Hạ, phường Báo Thiên, huyện Thọ Xương, phủ Phụng Thiên .
Nhất hưng công, công đức đúc một pho tượng nghìn mắt nghìn tay dâng lên tam bảo.
Nhất hưng công, công đức bắc hai cầu bạch liên hậu Phật (bầu hậu)
Niên hiệu Vua Lê Cảnh Hưng năm thứ hai mươi tám (1767). Tháng giêng ngày tốt.

TÀO KHÊ THỰC LỤC BIA KÝ (trích)
(Phiên âm )

…Tỵ tố nãi Chương Đức An Thái xã nhân, gia truyền phiệt duyệt công khanh tích phù: Đinh, Lê …sinh Phúc Chưởng, Phúc Chưởng sinh tử nam, trưởng nam Phạm …húy Vĩ cửu tuế xuất gia quy y hương Tích tự Viên Công Hòa thượng, gian thừa phó trúc kế trụ bản tự tạo tác Phật tự.

Thứ quý Nguyệt đường Đại hòa thượng chân Lý Tổ sư, công tính cụ linh cơ tâm không pháp giới, giác lâm hữu phiệt ư. Công phù hoàng trạch lụ mông, ư ban tứ tuần tư kỳ thụ lịch chế Lục Ty hòa Thượng pháp tự Như Trí Giác Tuệ Tổ sư.
Công dĩ Kỷ Mùi niên, tứ nhật thị tịch, kỳ tôn đồ kiến nhất tháp ư Thiên Trù tự dĩ phụng sư yên công.
…Trưởng nam Phạm Trần Đoàn tự Hải Viên sinh Giáp Thân (1764) niên, chỉ Bính Tuất (1766) niên thân phụ thị tịch. Hải Viên hưng trụ cố viện tiên tong nho học đạo, thập nhị túê quy xuất gia…
Kỷ Dậu (1789) niên, hồi viện trụ trì Hương Tích –Thiên Trù tự
Qúy Sưủ (1793) niên, tân tạo Thiên Trù hậu đường ngõa chuyên, hựu trú chung Hương Tích .
Mậu Ngọ (1798) niên, Hải Viên thiết niệm gia viện quy mô.
Canh Thân (1800) niên, cấu tác Hương Tích Lan viện, hữu cung phụng thần miếu hựu thánh tạo, hựu trú chung bản viện.
Nhâm Tuất (1802) niên, mạnh xuân sáng tạo Thiên Trù tiền đường ngũ gian tinh bổ lý phật tự ban ban, hưng khơi công đức trang nghiêm, thượmg dĩ tiên tổ tông. Hạ dĩ thùy hậu diễm, giải do cổ chỉ Tào Khê tú khí linh chung, dĩ vi phát phúc, chi căn cơ dã khả vô minh hồ minh hồ nhưng dụng ngũ ngôn nhị thập liên dĩ thọ kỳ truyền vận .
Gia Long nhị niên tuế tại Qúy Hợi (1803)nhị nguyệt cát nhật .

Bản dịch
TÀO KHÊ VIỆN THỰC LỤC BIA KÝ

…Tiền tổ nguyên người Chương Đức xã An Thái, gia truyền nối tiếp công khanh, tích xưa phù nhà Đinh nhà Lê .
Qua nhiều đời, đến đời ông Phúc Chưởng sinh được tứ nam. Trưởng nam Phạm …húy Vĩ lên chín tuổi xuất gia quy y Hương Tích tự Viên Công Hòa thượng, thừa theo lời xưa kế trụ ở chùa xây dụng cảnh phật.
Thứ quý Nguyệt đường Đại Hòa thượng Chân Lý Tổ sư. Tổ tinh thông pháp giới kỳ tài uyên bác kinh luật. Năm bốn mươi tuổi ơn vua phong Hòa thượng trong Ty Tăng lục pháp tự Như Trí Giác Tuệ Tổ sư.
Năm Kỷ Mùi tháng tư ngày mười bốn Tổ viên tịch, đệ tử xây ở chùa Thiên Trù một ngọn tháp thờ phụng Tổ…
…Trưởng nam Phạm Trần Đoàn tự Hải Viên sinh năm Giáp Thân (1764) đến năm Bính Tuất (1766) lên ba tuổi thì bố mất. Hải Viên theo nếp nhà vững đạo tâm tìm thầy học đạo, năm mười hai tuổi (ẤT Mùi -1775) xuất gia.
Năm Kỷ Dậu (1789) hồi viện và được dân xã bầu làm chủ chùa Thiên Trù động Hương Tích .
Năm Qúy Sửu (1793) làm tam bảo chùa Thiên Trù bằng nhà ngói và đúc chuông động Hương Tích .
Năm Mậu Ngọ (1798) Tổ Hải Viên tu sửa, xây dựng mô Tào Khê Viện .
Năm Canh Thân (1800) xẫy dựng Lan viện động Hương Tích và sửa sang thần miếu và đúc tượng Thánh .Và lại đúc chuông Tào Khê Viện.
Năm Nhâm Tuất (1802), tháng giêng làm tìên đường chùa Thiên Trù năm gian bằng ngói và sửa sang trong chùa thờ Phật.
Mọi việc trùng tu kiến thiết được khang trang trên là để phụng sự Phật Tổ trang nghiêm, dưới là để lưu lại cho đời sau. Cũng là nhờ từ nền móng khí thiêng Tào Khê phát phúc.
Vậy viết bài kệ ngũ ngôn hao mươi hai câu để lưu lại .
Năm Gia Long thứ hai. Qúy Hợi (1803), tháng hai ngày tốt.

BÀI MINH
HƯƠNG SƠN TÍCH ĐỘNG CHUNG
(Dịch )

Động Hương Tích thuộc thượng thôn xã Yến Vĩ huyện Hoài An phủ ứng Thiên.
…Thiết nghĩ chùa này trời tạc vẻ kỳ, đất gom khí tốt, chợ trời, buồng tằm đã lạ càng lạ, trống đồng nhũ đá vẻ kỳ them kỳ quả là cảnh đẹp nhất nước Nam ta vậy.
Song hiềm chuông chùa bị thất lạc, sơn tăng Hải Viên nhờ được kế tập tiên tổ, đã dựa vào cơ nghiệp cũ mà trụ trì, một long thanh tịnh tinh trụ tam bảo, trong thì động Hương Tích, ngoài thì động Thiên Trù.
…Hải Viên khuyến giáo thập phương ở chợ Đông Lao xã Bạch Sam huyện Sơn Minh rồi đúc chuông này một lần cùng với chuông chùa Gia Khánh vào một ngày lành tháng chạp năm Qúy Sửu (1793).
Hải Viên sai thợ đúc chuông nhóm lửa trời đất, quạt than âm dương nên chẳng bao lâu đã đúc xong.
Tác thần của chuông này sẽ ở ngoài chỗ không tiếng, không hỏi và sẽ là vô cùng vô tận chứ đâu phải chỉ ở tiếng chuông mà thôi nên víêt bài minh để chuông này được lưu truyền mãi mãi :

Động chủ Hương Tích.
Rừng thiền cảnh thanh.
Trời tạo hình thế ,
Đất gom khí thiêng .
Núi đá mở động .
Nhũ đá rủ tinh
Phong quang tuyệt diệu.
Cảnh sắc hữu tình .
Cầu tiếng anh linh
…Một thời công đức
Muôn thủa thơm danh .
Hoàng triều Cảnh Thịnh năm thứ hai (Giáp Dần -1794).
Trần Đoàn kính đề. Nguyễn Ngọc Lân đúc.

Lễ hội đền Đức Thánh Cả

Nằm trên tuyến du lịch hành hương về đất Phật Chùa Hương, Đền Thánh Cả là điểm dừng chân của nhiều du khách thập phương. Ngoài sự sùng kính đối với bậc tiền nhân nhiều công lao với trăm họ, khách du lịch còn được chiêm ngưỡng một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ với núi non, sông nước, trên bến, dưới thuyền, trẻ già, gái trai nô nức ngày trẩy hội...

Đền Đức Thánh Cả toạ lạc trên đất thôn Hữu Vĩnh (xã Hồng Quang, huyện Ứng Hoà, Hà Nội), còn gọi là đền Thiên Vựng. Đền Đức Thánh Cả đã được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử - văn hoá.

Đền ngự bên tả ngạn sông Đáy, tựa lưng vào dãy núi Hàm Long trùng điệp. Du khách trẩyhội chùa Hương trên đường 21B, đoạn từ Thanh Bồ về bến Đục Khê, đến xã Hồng Quang, theo biển chỉ dẫn trên trục đường qua cánh đồng trải rộng, đi khoảng 15 phút đường sông từ Đình Xuân sẽ cập bến Đền Đức Thánh Cả.

Tương truyền, Đền Đức Thánh Cả được xây dựng cách đây khoảng 1.500 năm. Đền thờ thần là vị tướng "Nhất phẩm đại vương" triều Tiền Lý Nam Đế.

Theo sách "Đại Nam nhất thống chí" và thần phả, sắc phong hiện lưu giữ tại đền do Hàn Lâm viện Đông Các đại học sĩ Nguyễn Bính soạn năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) và Quản giám bách thần tri điện Nguyễn Hiền phụng sao năm Vĩnh Hữu lục niên (1740) thì Thần thuộc dòng dõi Kinh Dương Vương, con cháu vua Hùng. Sinh thời, Thần là một vị tướng phò Lý Bôn dẹp giặc Lương xâm lược. Thần vốn là người có tài thao lược thuỷ quân, được Lý Bôn phong làm "Tổng thống quân vụ thuỷ đạo thượng tướng quân". Ngài cùng với Đại tướng Phạm Tu thống lĩnh quân sĩ, phía Bắc dẹp tướng giặc Tiêu Tư nhà Lương, phía Nam dẹp giặc Chăm-pa xâm lược. Diệt xong giặc, đất nước thanh bình, ngày 6 tháng 12, Ngài đi xe mây về cửa sông Hát thuộc trang Hữu Vĩnh, hào quan sáng rực một vùng. Ngài hoá tại nơi đây - nơi thân mẫu đã sinh ra Ngài. Hiển thánh, Ngài được Lý Nam Đế phong sắc "Nam Thiên linh ứng tối linh thượng đẳng tôn Thần". Nhà vua ban cho 5 hốt bạc, cấp ruộng đất cho trang Hữu Vĩnh làm "hộ nhi", tu sửa đền miếu để phụng thờ, lưu dấu linh tích trường tồn cùng non sông đất nước. Từ đó, ngôi đền này luôn được phụng thờ tôn nghiêm. Nhân dân địa phương và khách thập phương thường xuyên về bái lễ, chiêm ngưỡng công lao bậc Tiền nhân.

Trải qua các triều đại đều ban sắc phong. Hiện tại đền còn lưu giữ được 48 đạo sắc từ thời Lê Thần Tông niên hiệu Vĩnh Tộ (1619-1628) đến thời Nguyễn. Các sắc phong đều ghi nhận "xưa nay giúp nước, giúp dân nhiều lần linh ứng, xếp vào hàng tối linh thần ở trời Nam". Năm 1991 đã được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng.

Từ xưa, nhiều bậc đứng đầu vương triều, các anh hùng dân tộc đã từng về đây chiêm ngưỡng, bái lễ. Theo thần phả hồi thế kỷ thứ X, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân đến đền Hữu Vĩnh, thấy phong cảnh núi sông hùng vĩ, ngưỡng mộ thần linh, ông đã cho quân sĩ hạ trại làm lễ cầu nguyện. Đến nửa đêm, Thần báo mộng âm phù giúp ông dẹp giặc. Ông làm lễ bái tạ và chọn mười hai trai tráng của làng sung vào đội quân túc vệ. Từ đó, đánh đâu thắng đó, rồi lên ngôi, đó là Đinh Tiên Hoàng.

Nhớ ơn thần phù giúp, nhà vua sắc phong "Thượng đẳng thần" cùng mỹ tự "Thượng linh tế thông cảm rực thánh hồng ân uy liệt hiển hựu trung minh quốc Thượng đẳng thần". Ngày 11 tháng giêng hàng năm, nhà vua xa giá về hành lễ. Từ đó, ngày 10, 11, 12 tháng giêng trở thành ngày hội lớn của nhân dân địa phương.

Thời Trần, vào năm 1285, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trước khi đại phá quân Nguyên Mông, ông kéo quân về giữ cửa rừng huyện Hoài An (miền ứng Hoà, Mỹ Đức ngày nay). Hưng Đạo Vương đã vào đền làm lễ tế thần, sau đó tiến đánh quân giặc, giành đại thắng. Vua Trần sắc phong cho thần "Nhất vị vũ lợi phong vân đẳng khấu hộ quốc linh ứng Thượng đẳng thần". Ngày 6 tháng 5, nhà vua sai tướng sĩ về làm lễ bái tạ. Từ đó, ngày này cũng là ngày lễ hội của nhân dân địa phương.

Về kiến trúc, ngôi đền được xây dựng theo kiểu trong chữ "Vương", ngoài chữ "Quốc". Phía ngoài có cổng đền và tường bao quanh. Phía trong là hai dãy hành lang, nhà đại bái, nhà hậu cung và toà ống muống. Toà hậu cung có 9 rồng chầu. Trong đền còn lưu giữ được toàn bộ hệ thống hoành phi câu đối sơn sơn thếp vàng, sơn mài, khảm trai có giá trị. Đặt giữa toà đại bái là hai bức hoành phi:

Bức ngoài: "Vạn cổ anh linh (muôn thuở anh linh); bức trong: "Nam Thiên thượng đẳng" (thần thượng đẳng ở trời Nam). Trong đền còn có hàng chục câu đối gỗ sơn son thếp vàng, có câu đối của các quan đại thần. Câu đối của nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Thượng Hiền tiến sĩ khoa Nhâm Thìn, viết:

Long điển phấn sùng từ ngũ thái loan chương tiên quyết hạ
Long tung truyền cổ sử thiên niên vân giá hải thiên quy.

Dịch nghĩa:

Điển hưng đền thịnh năm sắc phượng bay cửa tiên mở
Dấu binh truyền sử cũ ngàn năm xe mây trời biển vẫn về.

Câu đối của Thượng thư Bùi Bằng Đoàn, viết:

Quốc Hữu Vĩnh từ chiêm đế đức
Dân Hoài An trạch ngưỡng hoàng ân

Dịch nghĩa:

Nước có đền Hữu Vĩnh ngôi đế đức
Dân Hoài An ngưỡng ơn đức Hoàng đế"

Đặc biệt, cổng chính của đền là một kiến trúc hình khối cân xứng với những đường nét đắp vẽ phù điêu rất đẹp. Phía trên cổng đắp nổi bốn chữ: "Lâm hạ hữu hách" (nơi nổi tiếng hiển hách). Hai cột trụ có câu đối:

Tứ thiên dư niên vu từ Hồng Lạc thánh thần tú thuỷ kỳ sơn tiêu thắng tích.
Bách niên vạn thế chi hạ long tiên dân tộc phổ phông can vũ tối linh sàng.

Dịch nghĩa:

Hơn bốn ngàn năm nơi đây có thánh thần Hồng Lạc, non nước ngoài thắng tích.
Mãi mãi về sau dân tộc rồng tiên đội ơn mưa móc của thần thiêng".

Ngoài những giá trị văn hoá cổ được lưu truyền, đền Hữu Vĩnh còn là một thắng cảnh đẹp. Đền ngự bên bờ sông cổ. Cửa đền nhìn ra dòng sông. Nơi đây, dòng sông uốn khúc như dải lụa. Phía sau đền tựa lưng vào dãy núi Hàm Long. Ngọn núi chính hình thành 9 cấp nhìn tựa như 9 đầu rồng hướng về đền. Từ ngọn núi này, nước chảy qua lèn đá tuôn róc rách quanh năm. Ngôi đền ẩn nhập vào lớp áo choàng xanh của những lùm cây cổ thụ, cây ăn quả trải rộng trên diện tích 20.807m2.

Với vị trí núi non hùng vĩ, sông nước hiểm trở, nơi đây đã từng chứng kiến bao kỳ tích anh dũng của các thời kỳ dựng nước và giữ nước.

Từ những năm 1947-1948 đến 1953 là vùng chiến khu căn cứ kháng chiến của đồng bằng Bắc bộ, đầu mối nối liền tuyến đường Hà Nội - Phú Xuyên - Khu Cháy (Ứng Hoà) với vùng hậu cứ rộng lớn: Nho Quan, Thanh Oai, khu IV cũ. Công binh xưởng những ngày đầu kháng chiến đã lập xưởng đúc súng đạn đầu tiên ở khu vực này.

Liên khu uỷ Uỷ ban Hành chính Liên khu III vào những năm 1949-1950, đóng ở đây chỉ huy chiến dịch Hà Nam Ninh, chiến dịch Nam Khu Cháy - Ứng Hoà - Phú Xuyên - Bắc Bình Lục - Nam Hà. Đền cũng là nơi tập kết bộ đội xuất quân đánh nhiều trận lớn, nơi dừng chân của nhiều cán bộ cao cấp của Đảng, Chính phủ trong thời kỳ kháng chiến.

Trải qua bao cơn binh lửa, thế vận đổi thay, ngôi đền vẫn trường tồn cùng với sự trường tồn của đất nước, trở thành di tích lịch sử - văn hoá. Nơi đây ẩn chứa nhiều dấu tích lịch sử đáng trân trọng, đi vào đời sống tinh thần của nhân dân với lòng tôn kính, sùng bái khách thập phương.

Hàng năm, lễ tiễn năm cũ, đón năm mới từ ngày 30 Tết đến hết mùng 4 tháng giêng. Từ đó, đón du khách trẩy hội Chùa Hương và hành lễ Đền Đức Thánh Cả; Lễ đại kỳ phước được tổ chức 3 ngày từ 10 đến 12 tháng giêng, làng tổ chức rước kiệu bằng thuyền rồng dọc sông, có bơi chải và các thuyền chiến bơi thờ, rước lọng giá từ đền về đình Xuân đến tế thần. Trong 3 ngày có nhiều trò vui như: múa rồng, kỳ lân, đấu gậy...; Kỳ lễ tế vua Đinh, tưởng niệm vua Đinh - người có công thống nhất đất nước, làng tổ chức tế lễ 1 ngày (ngày thượng đinh đầu tháng 2); Hội tế mùng 6 tháng 5 là ngày kỷ niệm vua Trần về tạ ơn Thánh; Kỳ tế hội thu, tổ chức vào ngày 11 và 12 tháng 8 có rước thuyền bơi chải, rước kiệu trên sông từ đền về đình Thu, tế Long Vân khánh hội; Hội tế mùng 6 tháng chạp là ngày kỵ Thánh.

Tín ngưỡng và lễ hội tại Chùa Hương

Trong gần 2000 năm lịch sử của đạo phật về cơ bản Đạo phật luôn luôn găn bó trong sinh hoạt của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đạo phật còn là yếu tố cấu thành nền văn hóa dân tộc. Hiện nay, tuy có ảnh hưởng của nền văn minh vật chất, nhưng cội nguồn văn hóa vẫn luôn tồn tại trong sinh hoạt cuộc sống chúng ta.

ChùaHương tuy không phải là nơi xuất phát cội nguồn phật giáo, nhưng cũng được coi là một phần phật giáo Việt Nam .

Đạo phật và tín ngưỡng ở Hương Sơn xuất phát từ thời xa xưa nhưng được mở rộng và phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ XV vào đời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) lúc đó được các vị hòa thượng đặt nền móng và phát triển tạo nên một nền phật giáo nơi đây. Đến thế kỷ VXI và XVII nơi đây đã trở thành một khu thắng cảnh đền chùa biệt chiếm nhất nam thiên, nổi trội phải kể tới là Động Hương Tích và chùa Thiên Trù. Từ đó Hương Sơn được coi là vùng đất của Đạo Phật. Bên cạnh đó vùng đất Hương Sơn còn mang nhiều truyền thuyết và chứng tích của một nền phật giáo tâm linh, đặc biệt là giai thoại về truyện Bà Chúa Ba tu hành đắc đạo ở động Hương Tích và trở thành Bồ Tát Quán Thế Âm để phù hộ chúng sinh và đã trở thành một nét đẹp văn hóa dân gian.

Vùng đất Hương Sơn còn gắn liền với nhiều sự tích và những giai thoại về nhũng vị anh hùng có công đánh giặc giữ nước, ví như sự tích về 100 chú voi, mâm xôi con gà, long, ly  quy, phượng,...vv. Tất cả đã tạo cho Chùa Hương những nét đặc trưng của một vùng đất mang nhiều mầu sắc tâm linh và được con người thần tượng hóa, tạo nên một bản sắc riêng được minh chứng đó là Lễ hội Chùa Hương.

Mỗi năm Chùa Hương đón khoảng 100 vạn khách về đây trẩy hội, trong đó có tới 90% khách thập phương là người tín ngưỡng đạo phật. Điều đó càng chứng minh thêm giá trị văn hóa tâm linh ở Chùa Hương. Nét văn hóa đó đã ăn sâu vào nếp sống, không chỉ người dân sở tại mà còn cả người dân Việt Nam. Chính vì lẽ đó chúng ta càng thấy được giá trị của một nền văn hóa đã tồn tại gần 1000 năm lịch sử đã và đang được con người nâng niu và gìn giữ như một phần trong cuộc sống văn hóa của chúng ta.

Lịch sử hình thành Lễ hội Chùa Hương

Từ xưa cho đến nay du khách trẩy hội Chùa Hương đã biết đến một quần thể hang động mang đậm  màu sắc tín ngưỡng dân gian – đạo Phật với nền văn hoá nông nghiệp (ao bèo, con trâu, đàn lợn, nong tằm, né kén…) và phảng phất nét văn hoá phồn thực ( bầu sữa mẹ, núi cô, núi cậu...) du khách đến Chùa Hương cầu mong được thắp một nén tâm hương trước đấng siêu phàm và lời nguyện cầu mọi sự tốt lành.

Chùa Hương gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ Bà Chúa Ba. Theo truyền thuyết thì ở vùng “Linh sơn phúc địa này “ vào thế kỷ đầu tiên đã có công chúa Diệu Thiện tục gọi là chúa Ba ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm đã vào  tu hành 9 năm đắc đạo thành phật đi cứu độ chúng sinh. ( Ngày Phật Đản là ngày 19 tháng Hai hàng năm theo  Âm lịch ). Đây cũng là giữa mùa xuân, mùa của trăm hoa đua nở, cây cỏ xanh tươi khí trời mát mẻ.

Người xưa có câu “ Xuân du phương thảo địa ". Mùa xuân đến nơi đất có hoa cỏ đẹp. Hoặc quan niệm “tháng Giêng là tháng ăn chơi”, nên các tao nhân mặc khách thường lui tới những nơi có danh thắng đẹp  thưởng ngoạn, chính vì thế Chùa Hương là nơi hội tụ của bao người.

Vào tháng 3 năm Canh Dần (1770) Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm tuần du Trấn Sơn Nam với cả  quân dưới trướng. Nhà Chúa đã vào động Hương Tích thắp hương vãn cảnh và đề lên vách đá cửa động năm chữ “Nam Thiên Đệ Nhất Động”. Động Hương Tích đã là nơi linh địa, lại được Nhà Chúa ca ngợi “Nam Thiên Đệ Nhất Động” thì lại càng đắc địa với lòng người. Vì lẽ động Hương Tích thờ Phật Bà Quán Thế Âm, là chỗ dựa tinh thần của lòng dân để cầu bình an và mọi điều tốt lành.

Có thể nói, Chúa Trịnh Sâm là người đưa vị thế động Hương Tích trở thành một di tích lớn, và cũng là đặt nền móng cho sự phát triển lễ hội Chùa Hương về sau và cho tới bây giời, cũng từ đó hàng năm khi mùa xuân đến, dần dần du khách đến với lễ hội ngày một đông vui. Nhưng phải mãi đến năm 1896 niên hiệu Thành thái năm thứ 8 mới chính thức mở hội lớn.  Xưa hội Chùa Hương thường được mở sau ngày lễ hội khai sơn của làng Yến Vỹ vào ngày mùng 06 tháng Giêng.

Làng Yến Vỹ làm lễ khai sơn tại  Đền Trình ( Ngũ Nhạc Linh Từ ) thờ sơn thần là ông Hổ một tín ngưỡng thờ vật thiêng của cư dân làm nghề khai thác lâm sản, mà nay ta thường thấy dưới hạ ban trong đền, điện, phủ có thờ quan ngũ dinh. Trải qua các lớp thời gian, Đền Ngũ Nhạc từ tín ngưỡng thờ vật thiêng Đã cấy vào thờ một vị thần tướng có công đánh giặc Ân dưới cờ Đức Thánh Phù Đổng  cứu nước Văn Lang thời Vua Hùng Huy Vương thứ VI.

Lễ khai sơn vốn là nghi lễ của người việt cổ tạ ơn thần núi, Chúa Sơn Lâm và cầu mong trong năm mới làm ăn may mắn tránh được tai ương, tà ma thú giữ. Trong ngày lễ này, sau những nghi thức cúng lễ dân làng cử một vị  bô Lão có uy tín trong làng, gia đình song toàn, nhà không có tang... Thay mặt dân làng cầm dao đi ra phía sau Đền chặt một số cành cây, giây leo "làm phép". Kể từ ngày hôm đó người dân mới chính thức vào rừng.

Kể từ khi Vua Lê Thánh Tông niên hiệu Quang Thuận ( 1460 - 1469 ) khai phá ra vùng đất Hương Sơn đến nay, đã trải qua 13 đời  Sư tổ, để có được danh thắng Chùa Hương như ngày nay.

Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, lễ hội Chùa Hương  đã trở thành một lễ hội lớn thu hút hàng triệu lượt du khách về thăm quan chiêm bái. Ban tổ chức lễ hội cũng lấy ngày mùng 6 tháng Giêng Âm lịch hàng năm là ngày khai hội Chùa Hương. Và mỗi độ  xuân về du khách thập phương lại nô nức trẩy hội, tạo nên một lễ hội tâm linh vui bậc nhất cỗi trời Nam, có thời gian diễn ra lâu nhất và có lượng du khách về trẩy hội đông nhất. Giờ đây lễ hội Chùa Hương đã trở thành một nét văn hoá tâm linh của người dân Việt Nam. Và rồi đất nước lại báo một mùa Xuân nữa đến, khắp bốn phương du khách lại nô nức trẩy hội mong thắp một nén tâm hương trước đấng tối linh thỉnh một lời nguyện cầu.

" Không đi thì nhớ thì thương
Ra đi mến cảnh Chùa Hương không về "

Sự tích Bà Chúa Ba ở Chùa Hương

Theo phật thoại ngày xưa, vào đời vua Dịêu Trang Vương ở nước Hương Lâm kể rằng: thời trị vì nhà vua không có con để kế vị ngai vàng nên nhà vua bèn đến miếu Tây Nhạc cầu tự. Lòng thành nhà vua cảm động tới Thiên Đế. Nhân lúc ở dưới trần gian có gia đình họ thị có 3 người con trai bị Ngọc Hoàng giáng tội vì gia đình ăn ở không tốt và cho nhốt vào ngục tối. Được tin ở hạ giới có nhà vua đang cầu xin con nên Nam Tào xin Ngọc Hoàng cho 3 anh em họ thi đầu thai vào gia đình nhà vua, nhưng phải chuyển kiếp thành nữ giới.

Thế rồi thời gian trôi qua Hoàng Hậu cũng mang thai. Nhưng sau nhiều năm sinh nở, Hoàng Hậu chỉ sinh được 3 người con gái và đặt tên là Diệu Thanh, Diệu Âm và Diêu Thiện. Vì không sinh được con trai để nối ngôi nên nhà vua rất buồn phiền. Rồi thời gian qua đi, các công chúa cũng đã khôn lớn. Trong 3 cô công chúa thì Công Chúa thứ ba vừa đẹp người lại vừa đẹp nết lại có tâm hướng thiện sâu sắc, nàng chỉ mong được xuất gia tu hành.

Vì không có con trai nối ngôi nên nhà vua gả chồng cho các công chúa hy vọng có kén được rể tốt để nhường ngôi báu. Nhưng thật đáng tiếc, hai người rể họ Triệu và họ Mã đều là nhưng người tham lam nên không xứng đáng để nhà vua nhường ngôi. Chính vì vậy, nhà vua bắt Công Chúa thứ ba phải lấy chồng hy vọng có người rể tốt để truyền ngôi. Nhưng công chúa một mực cự tuyệt không muốn xuất giá mà muốn xuất gia tu hành. Nhà vua tức giận bèn nhốt công chúa vào vườn sau cách ly với mọi người, nhưng công chúa lại thấy nơi đây rất yên tĩnh để tu hành. Nhà vua thấy vậy bèn đưa nàng tới chùa Bạch Tước và bảo các nhà sư bắt nàng làm nhiều việc nặng nhọc mong nàng nản chí từ bỏ việc tu hành. Thế nhưng lại càng mừng rằng đó là quy luật (Hữu Thân, Hữu Khổ) không tiếc thân mình hằng mong đắc đạo. Nhà vua thấy vậy lại càng tức giận bèn sai quan quân đốt chùa, giết sư. Công chúa thấy vậy bèn cắt tay chảy máu và vung lên trời. Ngọc Hoàng thấy vậy biến những giọt máu thành mưa dập tắt lửa. Việc làm của nàng càng làm cho nhà vua tức giận cho dù Hoàng Hậu và mọi người can ngăn nhưng nhà vua vẫn sai quan quân đưa nàng ra pháp trường xử chém vì nàng chống lại lệnh của nhà vua. Ngọc Hoàng thấy vậy liền sai thần linh hóa thành mãnh hổ biến thành trận cuồng phong tối tăm và mãnh hổ lao ra cõng nàng công chúa vào rừng cứu thoát khỏi sư truy đuổi của quan binh. Sau đó nàng được sứ giả của Diêm Vương đưa xuống thăm 18 tầng địa ngục. Ở đây, nàng chứng kiến rất nhiều sự tra tấn và cực hình của những tội nhân rất thương tâm và đau lòng, nàng cầu xin được xá tội cho những tội nhân và nàng than rằng:

Ước sao tù ngục vắng không
Bao nhiêu tội chúng sạch trong lầu lầu.

Lòng thành của nàng được Thượng Đế cảm động liền sai Diêm Vương xá tội cho những tội nhân. Sau đó nàng được đưa lại dương gian và được thần hổ đưa về chùa giải oan để tu hành. Ở đây nàng được Đức Phật thử lòng son sắt xem nàng có thực sự có tâm hướng Phật hay không hay vẫn vướng vân tình ái nhân gian. Nhưng nàng một lòng một dạ muốn được tu hành để cứu độ chúng sinh, Đức Phật thấy nàng một lòng hướng thiện bèn sai thần hổ đưa nàng vào động Hương Tích để tu hành. Trước khi vào động nàng được Đức Phật cho tắm ở suối giải oan mong rằng nàng sẽ chút bỏ mọi muộn phiền để hướng tâm vào tu hành.

Sau 9 năm tu hành bà đã có nhiều phép thuật, được chư phật kính trọng và tôn bà là Bồ Tát Quán Thế Âm (còn có tên gọi: Bà Chúa Ba) ứng với mong ước của bà tu hành là để độ cho chúng sinh được an bình.

Cùng lúc đó tại quê nhà, nhà vua thì lâm bệnh nặng, đất nước thì loạn lạc vì sự tranh giành ngôi báu của 2 người con rể. Thấy vua cha như vậy, Bà Chúa Ba đã cải trang đến chữa bệnh cho nhà vua và giúp gia đình tránh khỏi cảnh loạn lạc. Vì để chữa bệnh cho vua cha mà bà đã chặt tay, móc mắt để làm thuốc chữa bệnh. Sau khi vua cha khỏi bệnh bà lại quay lại động Hương Tích để tu hành. Khi nhà vua đã khỏi bệnh và đất nước cũng trở lại thái bình, nhà vua đã dò hỏi và dẫn cả gia đình tới động Hương Tích để cảm tạ, lúc đó nhà vua mới nhận ra người chữa bệnh cho mình chính là Công Chúa thứ ba ngày xưa mà mình đã hắt hủi. Cả nhà khi nhìn thấy Bà Chúa Ba bị mất cả tay và mắt thì rất đau lòng, nhưng bà khuyên mọi người đừng quá đau lòng vì bà đã mãn nguyện tu hành. Sau bao nhiêu năm xa cách gia đình mới được đoàn tụ, lúc này nhà vua thức tỉnh và mong được xuất gia tu hành để được chuộc lại lỗi lầm. Thấy tấm lòng của cả gia đình bà như vậy chúa trời đã hóa phép cho bà được trở lại như xưa. Cảm động trước tấm lòng của cả gia đình một lòng hướng thiện tu hành, chúa trời đã sắc phong cho Công Chúa thứ ba là Quán Thế Âm Bồ Tát, Công Chúa thứ nhất là Văn Thù Bồ Tát, Công Chúa thứ hai là Phổ Hiền Bồ Tát, nhà Vua là Thiện Thông Bồ Tát, Hoàng Hậu là Khuyến Thiện Bồ Tát.

Vậy là cả gia đình Bà Chúa Ba được vinh hiển thơm tho lưu truyền hậu thế và trở thành một nét đẹp của văn hóa dân tộc. Dân gian còn lưu truyên câu thơ:

Rằng trong bể nước nam ta
Chùa Hương có Đức Phật Bà Quan Âm.

ChùaHương còn có một nơi hiện giờ vẫn lưu truyền thờ phụng gia đình Bà Chúa Ba đó là Động chùa Tiên Sơn – Chùa Hương.

Và từ xa xưa nét đẹp đó đã trở thành một lễ hội truyền thống của dân tộc. cứ mỗi độ xuân về thì du khách cả nước lại nô nức về đây trẩy hội, thắp một nén hương thơm cầu mong người mẹ của tâm linh luôn che chở cho họ được bình an, hạnh phúc trong cuộc sống và tiếp thêm sức mạnh cho mọi người vượt qua những khó khăn.

Hình ảnh Lễ hội Chùa Hương năm 1927 và 1955 Cập nhật: 21/01/2013

Đây là những hình ảnh khá hiếm hoi về Lễ hội Chùa Hương chụp vào năm 1927 và 1955 được lấy từ nguồn tư liệu của Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam.

1.Tonkin - Hà Dông. Pèlerinage de Huong Tich (Mars 1927). Le point de débarquement devant la Grande Pagode de Huong Tich. Khách đến hội Chùa Hương (3/1927): Bến đò trước Chùa Hương tích.


2. Tonkin - Hà Dông. Pèlerinage de Huong Tich (Mars 1927). L'entrée de la Grande Pagode de Huong Tich. Khách đến hội Chùa Hương (3/1927): Vào Chùa chính.




3. Tonkin - Hà Dông. Pèlerinage de Huong Tich. Pèlerins Le point de débarquement des pélerins pour Huong Tich Son. Khách đến hội Chùa Hương: Bến đò sang Hương tích Sơn.



4.Dans la cour de la Grande Pagode Huong Tich. Trong sân chùa chính Hương Tích.



5. Pèlerinage à la pagode Huong Tich. Sampan sous la pont conduisant à la pagode Long Vân. 15/5/1955. Khách đến hội Chùa Hương. Thuyền tam bản đưa về chùa Long Vân.



6. Tonkin - Hà Dông. Pèlerinage de Huong Tich (Mars 1927). Embarquement des pélerins. Khách đi hội Chùa Hương (3/1927): Xuống thuyền để vào Chùa.



 7.  Pèlerinage à la Pagode Huong Tich. Débarquement à Bến Đục (Mars 1927). Khách đi hội Chùa Hương (3/1927): Xuống Bến Đục.


 8. Pèlerinage à la pagode Huong Tich. Pèlerins sur le pont de Yến Vĩ. 15/3/1955. Khách đi hội Chùa Hương: Khách xuống đò Suối Yến Vĩ.


Khách sạn Thành Hải

Là khách sạn tiêu chuẩn 1* thuộc hệ thống liên kết với Trung tâm Dịch vụ Du lịch Chùa Hương. Khách sạn Thành Hải được đưa vào phục vụ Du khách từ mùa Lễ hội chùa Hương từ lâu, có vị trí rất thuận tiện, gần bến đò và yên tĩnh.


Khách sạn Thành Hải có 20 phòng, vị trí khá thuận tiện cho du khách về chiêm bái và trẩy hội chùa Hương. Cách bến đò khoảng 100m, cách Đền Trình 600m, yên tĩnh, thoáng đạt và vệ sinh sạch sẽ. Khách sạn có đầy đủ các dịch vụ Nhà hàng, bãi đỗ xe, đò thuyền,..vv.

Địa chỉ: Bến Yến, Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội
Tel: 04. 33.703.703 – Di động: 0989.34.34.89

* Các loại phòng nghỉ

- Loại 2 giường: 15 phòng, có thể ở 04 - 06 khách/phòng, diện tích: 16m2
- Loại 3 giường: 01 phòng, có thể ở 06 khách/phòng, diện tích: 30m2
- Loại 4 giường: 04 phòng, có thể ở tập thể từ 08 khách trở lên, diện tích: 32m2

* Bảng giá phòng nghỉ (áp dụng mùa lễ hội năm 2013):

- Loại 2 giường:
+ Đầu tuần: 350.000đ/phòng/đêm (từ thứ Hai đến thứ Năm)
+ Cuối tuần: 400.000đ/phòng/đêm (từ thứ Sáu đến Chủ Nhật)

- Loại 3 giường:
+ Đầu tuần: 450.000đ/phòng/đêm
+ Cuối tuần: 500.000đ/phòng/đêm

- Loại 4 giường:
+ Đầu tuần: 600.000đ/phòng/đêm
+ Cuối tuần: 700.000đ/phòng/đêm

Khách sạn Công Đoàn Chùa Hương

Là khách sạn thuộc hệ thông của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Khách sạn Công đoàn được hoàn thành và đưa vào phục vụ du khách từ năm 2002 nằm ngay khu vực bến đò chùa Hương.

Với hệ thống phòng nghỉ lên tới gần 30 phòng Khách sạn Công đoàn chùa Hương có thể đáp ứng nhu cầu số lượng đoàn đông và cần lượng phòng nghỉ cao của du khách. Ngoài ra, Khách sạn Công đoàn chùa Hương còn có bãi đỗ xe riêng, Nhà hàng, đò thuyền và các dịch vụ khác.

Địa chỉ: Bến Yến, Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội
Tel: 04. 33.703.703 – Di động: 0989.34.34.89

* Các loại phòng nghỉ

- Loại 1 giường: diện tích: 15m2, nội thất đẹp
- Loại 2 giường: diện tích: 15m2, nội thất trung bình

* Bảng giá phòng nghỉ (áp dụng mùa lễ hội năm 2013):

- Phòng Loại 1 (có 13 phòng):
+ Đầu tuần: 400.000đ/phòng/đêm (từ thứ Hai đến thứ Năm)
+ Cuối tuần: 450.000đ/phòng/đêm (từ thứ Sáu đến Chủ Nhật)

- Phòng Loại 2 (có 17 phòng):
+ Đầu tuần: 350.000đ/phòng/đêm
+ Cuối tuần: 400.000đ/phòng/đêm
Các phòng đều có 02 giường rộng 1,2m, vệ sinh khép kín, chăn ga gối đệm tiêu chuẩn,...vv

Khách sạn Triệu Tuấn

Là khách sạn tiêu chuẩn 1* thuộc hệ thông của Trung tâm Dịch vụ Du lịch Chùa Hương. Khách sạn Triệu Tuấn được đưa vào phục vụ du khách từ mùa Lễ hội chùa Hương 2012 có vị trí rất thuận tiện, gần bến đò và gần Đền Trình.

Nhà nghỉ có 07 phòng, vị trí khá thuận tiện cho du khách về chiêm bái và trẩy hội chùa Hương. Cách bến đò khoảng 100m, cách Đền Trình 300m, yên tĩnh, thoáng đạt và vệ sinh sạch sẽ. Nhà nghỉ có đầy đủ các dịch vụ Nhà hàng, bãi đỗ xe, đò thuyền,..vv.

Địa chỉ: Bến Yến, Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội
Tel: 04. 33.703.703 – Di động: 0989.34.34.89

* Các loại phòng nghỉ

- Loại 1 giường: 01 phòng, có thể ở 02 - 03 khách/phòng, diện tích: 15m2
- Loại 2 giường: 08 phòng, có thể ở 04 - 06 khách/phòng, diện tích: 18m2
- Loại 4 giường: 01 phòng, có thể ở tập thể từ 08 khách trở lên, diện tích: 35m2

* Bảng giá phòng nghỉ (áp dụng mùa lễ hội năm 2013): GIÁ ĐÃ CÓ KHUYỄN MẠI

- Loại 1 giường:
+ Đầu tuần: 250.000đ/phòng/đêm (từ thứ Hai đến thứ Năm)
+ Cuối tuần: 300.000đ/phòng/đêm (từ thứ Sáu đến Chủ Nhật)

- Loại 2 giường:
+ Đầu tuần: 350.000đ/phòng/đêm
+ Cuối tuần: 450.000đ/phòng/đêm

- Loại 4 giường:
+ Đầu tuần: 750.000đ/phòng/đêm
+ Cuối tuần: 950.000đ/phòng/đêm