Khu Phật tích Chùa Hương có rất
nhiều bia đá, đa phần mặt mài chữ khắc ngay vào vách đá (ma nhai) hoặc dựng lên
những tấm bia có trang trí đẹp, ý nghĩa cao sâu.
Những tấm bia đá hoặc bài minh
trên chuông đồng, thường ghi công việc nhà chùa, công đức thập phương đóng góp,
hay chép những bài thơ, để những lời hay ý đẹp ca ngợi cảnh sắc nơi đây…
Các tấm bia đều ghi bằng chữ Hán
Nôm, chỉ có hai tấm bia (một dựng ở nhà bia chùa Thiên Trù, một dựng ở khu chùa
Bảo Đài Tuyết Sơn, là chữ quốc ngữ. Có
những tấm bia nghệ thuật thư pháp rất đẹp, rất sinh động, như đặc bút của chúa
Trịnh Sâm (“Nam
thiên đệ nhất động “, “Sơn thủy hữu tình “, “Kì sơn tú thủy …”), hay như tấm
bia khắc bài thơ chữ thảo tuyệt đẹp của Phó sứ Bùi Dỵ ở trong động Hương Tích.
Những tấm bia cổ hay bài minh
trên chuông cổ được phiên âm, dịch ra chữ quốc ngữ. Ở đây chúng tôi xin giới
thiệu văn tự của một số tấm bia cổ, văn chuông cổ có quan hệ thời gian với lịch
sử xây dựng Chùa Hương để cùng quý khách tham khảo và nghiên cứu.
THIÊN TRÙ TỰ THỦY TẠO
THIẾT THỔ THẠCH PHÚC CƠ SÙNG KIẾN
KIM
DONG BẢO ĐIỆN BI KÝ
Nhĩ thời thế tôn, giáo pháp lưu
thông lịch quảng a tằng kỳ kiếp. Cắng cổ cùng kim duyên khai phật đạo, như thị
thiền chân chỉnh giáo, đặc thụ Như Lai vân thủy thiền đạo Viên Quang Chân Nhân
quốc phong: Thượng lâm Viện Tăng lục ty Hòa thượng Viên Giác Tôn Gỉa. Đoan khiết
nhất tâm linh chuyên tam bảo.
Nội tu Hương Tích bảo động, ngoại
khai Phật cảnh Thiên Trù, khuyến tập phương sung tu công đức. Thiên đài cảnh
huống vĩnh thùy liệt diệm thiền đăng, phật quả chu viên, miên tự hồng duyên đại
đạo .
Quốc bảo nhi quốc thế tôn an, dân
kỳ, nhi dân an phú thọ, dĩ vi công đức phúc đẳng hà sa. Thế thế công chứng bồ
đề, sinh sinh viên thanh Phật đạo, vĩnh truyền thiên cổ dĩ hiểu hậu lai.
Nhất hưng công hội chủ cập thập
phương công đức quả mãn viên thành sở hữu tính danh khai tuần vu hậu.
Bản dịch
CHÙA THIÊN TRÙ TỪ BUỔI ĐẦU
ĐẮP NỀN ĐẤT ĐÁ DỰNG CHÙA VÀNG
ĐIỆN BÁU,
TẠC BIA GHI LẠI
Thời ấy giáo pháp của Đức Thế Tôn
đã lưu truyền rộng khắp, nhiều a tăng kỳ kiếp các nơi biết. Từ đời xưa cho đến
nay đạo phật mở mang rộng lớn, giáo pháp chân chính.
Ơn đức Như Lai Vân Thủy Thiền
thiên đạo Viên Quang Chân nhân được nhà vua ban ở Thượng lâm viện, Tăng lục ty Hòa
thượng Viên Giác Tôn Gỉa .
Hòa thượng thanh bạch một long
chuyên lo việc tam bảo, trong tu giữ động Hương Tích quý, ngoài thì xây dựng
cảnh Phật Thiên Trù, khuyến giáo thập
phương cùng góp công đức. Phúc trời lâu dài lưu mãi hương đăng ở chùa, việc
Phật được tròn quả phúc.
“Nước cầu nước thịnh trị dân an,
Dân cầu dân yên vui phú quý”.
Do có được công đức như cát sông
Nại Hà đời đời đều chứng lộc bồ đề, người người đều là tâm Phật truyền mãi ngàn
năm cũng biết công đức tròn quả phúc, đều ghi rõ họ tên.
Đường Hào huyện, Đường Hào xã, Thượng Vỵ thôn. Thị
nội cung tần Mai Thị Cự tức Đào Thị Cự hiệu Diệu Trường, Mai Thị Nhiên tức Đào
Thị Nhiên hiệu Diệu Trừng hậu Phật …
Vương Chính phi Quốc thái mẫu Trịnh Thị Ngọc Lung
hậu phật.
Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Giang
hiệu Diệu Lan Chân nhân ở ốc Biện Thượng, xã Sóc Sơn, huyện Vĩnh Phúc cùng quý
quan Nguyễn Đăng Lục công đức cổ tiền 20 quan.
Phó tướng Phái Quận công Trịnh Du thân mẫu Trần Thị Đề
hiệu Diệu Đê cúng 2 quan. Vũ Thị Bàn hiệu Diệu Thu, tín quan tham đốc Trí Mỹ
Hầu, Trịnh Bính tự Đào Hồng Huy Đức Chân nhân, phu nhân Trịnh Thị Liên hiệu
Diệu Tuyên Chân nhân, Nguyễn Thị Canh hiệu Diệu Hoa Chân nhân cúng 3 quan.
…Cung tần Phan Thị Uẩn hiệu Diệu
Hiền Chân nhân, ở xã Thu Hoạch huyện Thiên Lộc cúng 2 quan.
Cung tần Vũ Thị Yến hiệu Viên Thông Chân nhân ở thôn Đan Minh, xã Biện
Hạ, huyện Cẩm Thủy cúng cổ tiền 5 quan. Thân mẫu Hà Thị Bạch hiệu Diệu Thanh
Chân nhân cúng cổ tiền 5 quan, em trai Phạm Bá Vượng cùng vợ là Trần Thị May
cúng cổ tiền 2 quan
Cung tần Vương Thị Ngọc Cha hiệu
Diệu Lộc Chân nhân ở xã Hương Canh, huyện Đan Phượng cúng cổ tiền 2 quan.
Cung tần Nguyễn Thị Hân ở xã Xích
Đằng, huyện Kim Động cúng cổ tiền 2 quan .
Thiền trưởng Nguyễn Thế Khang tự
Trần Huyền hiệu Đạo Thắng Chân nhân, Thiền tăng tự Đạo Nhẫn Chân nhân.
Cùng thập phương công đức không
tả hết .
Niên hiệu Chính Hòa thứ 7 (1686)
tháng ba nhuận ngày tốt.
BỤT TẠO THẾ TÔN BIA KÝ
(Phiên âm )
Đại Việt quốc, tả phủ Luân Quận
công, quận phu nhân quán Thiệu Thiên phủ, Vĩnh Phúc huyện Sóc Sơn, xã hưng công
hội chủ. Thần Trịnh Thị Ngọc Du hiệu Diệu Hương Viện Kim Chân nhâ, thân mẫu
Trịnh Thị Liên hiệu Diệu Hồng Trưởng Thượng Chân nhân.
Dục sung thắng tự hưng tạo kim
dong trang châu tố hội, hoàn hảo viên thành .
Cung Thiên Trù tam tượng Thiên
Tôn, phụng Hương Tích thập nhất hương tượng.
Vĩnh di hồng phúc, phúc diễn ức
niên, bia ký hậu lai, vạn tải vĩnh tăng.
Vịnh Thịnh nguyên niên.
Ất dậu niên (1705) thập thất
nguyệt cốc nhật.
BIA GHI VIỆC TẠO TƯỢNG
(Bản dịch)
Đại Việt quốc tả phủ Luân Quận
công; Quận phu nhân ở xã Sóc Sơn, huyện Vĩnh Phúc, phủ Thiệu Thiên là Trịnh Thị
Ngọc Du hiệu Diệu Hương Viên Kim Chân nhân cùng mẹ là Trịnh Thị Liên hiệu Diệu
Hồng Trưởng Thượng Chân nhân.
Dốc long vào việc chùa, đã tạo
đúc tượng và sơn phủ thếp vàng điểm ngọc rất tốt đẹp, công việc đã xong. Nay:
Cung ba pho tượng Thiên Tôn ở
ngoài chùa Thiên Trù.
Phụng dâng mười một pho tượng ở
động Hương Tích.
Công của viên thành để lại hồng
phúc tiếc nối nghìn năm. Tạc bia để lại với cảnh chùa cùng chư tăng dài lâu.
Niên hiệu Vĩnh Thịnh năm thứ
nhất. Năm Ất Dậu tháng mười một ngày tốt.
HƯƠNG TÍCH ĐỘNG LINH QUANG
VÔ CỰC LINH NHAM BẢO TƯỢNG KÝ
(Bản dịch)
Động núi Hương Tích, núi khe đều
chứa khí thiêng ,chim đến dâng vẻ đẹp, một bầu trời do tạo hóa đặt bày quả là cảnh kỳ quan trong vũ trụ.
Tương truyền, Phật Tổ Quan Âm từ
nước Mẫu Trang sang nước Nam
tu trì, nơi đó đến nay dấu thiêng vẫn còn như mới. Chuyện cũ mịt mờ khó bề khảo
cứu, song cảnh trời động kỳ tú, sông núi vẫn còn khiến khách du quan tâm thần
đều xúc động như tới kỳ viên, như lên đậu xuất, lâng lâng có cảm giác như dứt được khỏi chốn bụi trần, như
vậy thì lời đánh giá nơi đây là chốn bậc nhất của trời Nam quả cũng không ngoa
vậy.
Tổ tiên của Nhật này là Đại Vương
Bồ Tát Thiền sư, nối đời sung tín đạo Phật, trước đây đã từng đúc một pho tượng
đồng, dâng vào đặt ở trong động, ánh thiên lên xuống chứng giám long thành kể
đã bao năm.
Năm Bính Ngọ (1786) gặp trận binh
đao, đồ đồng trong nhà đều bị mất sạch. Những lúc như nhàn Nhật này thường thăm
cảnh tịnh, nhớ tới bậc tu hành thời trước, thâm nguyện sẽ tạo lại pháp tướng để
nối chí người xưa. Mười bốn năm trước tức là năm Qúy Sửu (1793), Nhật được may
mắn về làm quan ở bốn thành vùng Thăng Long bèn quyên tiền mua đá, thuê thợ đục
mài chạm khắc thành tượng báu đức Phật Tổ, rồi rước vào động dâng lên trên tòa.
Tượng này có chất vững bền chẳng
nát, chẳng diệt, có sắc sang bong không chướng không ngại, thưòng trụ trên đài
sen và sẽ cùng với núi này sừng sững còn mãi đến muôn đời.
Năm tháng trôi qua, chưa kịp ghi
lại sự thực, nay nhân lúc công việc thư thả, xin lược thuật lại khắc vào bia đá
để truyền lại lâu dài, ngõ hầu khíên cho khách du quan tới đây còn có bằng cứ để biết về sự kỳ tú của động, về
gia thế thiện duyên của Nhật này.
Hoàng triều Gia Lông năm thứ Năm.
Bính Dần tháng hai ngày lành.
Nguyễn Thị Huề hiệu Thiện Cơ, vợ
Nhật Quant hầu Chánh võ nhất vệ trưởng hiệu Sơn Nam thượng trấn .
Nguyễn Huy Nhật xã Đại Võ, huyện
Võ Giàng kinh ghi.
Võ Đình Viện, xã Đại Đình, huyện
Đông Ngàn, phủ Từ Sơn giám tạo .
Trúc Kỳ Phủ viết chữ.
HƯƠNG TÍCH ĐỘNG BIA KÝ
(Phiên âm)
Khoái Châu phủ, Kim Động huyện, Tiên
Cầu xã cư tại kinh đô Phụng Thiên phủ, Thọ Xương huyện, Báo Thiên phường, Thượng
Môn Hạ giáp .
…Phụng sai giao lĩnh Tuyên Quang
xứ …
…Tả Đô đốc Thái phủ Liêu Quận
công Vũ Đình Trác, chính khổn phu nhân Nguyễn Thị Tân .
Nhất hưng công hội chủ tác kiều
bạch nhị liên hậu Phật .
Cảnh Hưng nhị thập bát niên
Chính nguyệt nhị thập cốt nhật.
Bản dịch
HƯƠNG TÍCH ĐỘNG
…Phụng mệnh nhà vua lĩnh Tuyên
Quant xứ …Tả đô đốc Thái phủ Liêu Quận công Vũ Đình Trác, chính thất phu nhân
Nguyễn Thị Tân .
Nguyễn quán xã Tiên Cầu huyện Kim
Động phủ Khoái Châu, trú quán ở kinh đô tại giáp Thượng Môn Hạ, phường Báo
Thiên, huyện Thọ Xương, phủ Phụng Thiên .
Nhất hưng công, công đức đúc một
pho tượng nghìn mắt nghìn tay dâng lên tam bảo.
Nhất hưng công, công đức bắc hai
cầu bạch liên hậu Phật (bầu hậu)
Niên hiệu Vua Lê Cảnh Hưng năm
thứ hai mươi tám (1767). Tháng giêng ngày tốt.
TÀO KHÊ THỰC LỤC BIA KÝ (trích)
(Phiên âm )
…Tỵ tố nãi Chương Đức An Thái xã
nhân, gia truyền phiệt duyệt công khanh tích phù: Đinh, Lê …sinh Phúc Chưởng, Phúc
Chưởng sinh tử nam, trưởng nam Phạm …húy Vĩ cửu tuế xuất gia quy y hương Tích
tự Viên Công Hòa thượng, gian thừa phó trúc kế trụ bản tự tạo tác Phật tự.
Thứ quý Nguyệt đường Đại hòa
thượng chân Lý Tổ sư, công tính cụ linh cơ tâm không pháp giới, giác lâm hữu
phiệt ư. Công phù hoàng trạch lụ mông, ư ban tứ tuần tư kỳ thụ lịch chế Lục Ty hòa
Thượng pháp tự Như Trí Giác Tuệ Tổ sư.
Công dĩ Kỷ Mùi niên, tứ nhật thị
tịch, kỳ tôn đồ kiến nhất tháp ư Thiên Trù tự dĩ phụng sư yên công.
…Trưởng nam Phạm Trần Đoàn tự Hải
Viên sinh Giáp Thân (1764) niên, chỉ Bính Tuất (1766) niên thân phụ thị tịch. Hải
Viên hưng trụ cố viện tiên tong nho học đạo, thập nhị túê quy xuất gia…
Kỷ Dậu (1789) niên, hồi viện trụ
trì Hương Tích –Thiên Trù tự
Qúy Sưủ (1793) niên, tân tạo Thiên
Trù hậu đường ngõa chuyên, hựu trú chung Hương Tích .
Mậu Ngọ (1798) niên, Hải Viên
thiết niệm gia viện quy mô.
Canh Thân (1800) niên, cấu tác
Hương Tích Lan viện, hữu cung phụng thần miếu hựu thánh tạo, hựu trú chung bản
viện.
Nhâm Tuất (1802) niên, mạnh xuân
sáng tạo Thiên Trù tiền đường ngũ gian tinh bổ lý phật tự ban ban, hưng khơi
công đức trang nghiêm, thượmg dĩ tiên tổ tông. Hạ dĩ thùy hậu diễm, giải do cổ
chỉ Tào Khê tú khí linh chung, dĩ vi phát phúc, chi căn cơ dã khả vô minh hồ
minh hồ nhưng dụng ngũ ngôn nhị thập liên dĩ thọ kỳ truyền vận .
Gia Long nhị niên tuế tại Qúy Hợi
(1803)nhị nguyệt cát nhật .
Bản dịch
TÀO KHÊ VIỆN THỰC LỤC BIA KÝ
…Tiền tổ nguyên người Chương Đức
xã An Thái, gia truyền nối tiếp công khanh, tích xưa phù nhà Đinh nhà Lê .
Qua nhiều đời, đến đời ông Phúc
Chưởng sinh được tứ nam. Trưởng nam Phạm …húy Vĩ lên chín tuổi xuất gia quy y
Hương Tích tự Viên Công Hòa thượng, thừa theo lời xưa kế trụ ở chùa xây dụng
cảnh phật.
Thứ quý Nguyệt đường Đại Hòa
thượng Chân Lý Tổ sư. Tổ tinh thông pháp giới kỳ tài uyên bác kinh luật. Năm
bốn mươi tuổi ơn vua phong Hòa thượng trong Ty Tăng lục pháp tự Như Trí Giác
Tuệ Tổ sư.
Năm Kỷ Mùi tháng tư ngày mười bốn
Tổ viên tịch, đệ tử xây ở chùa Thiên Trù một ngọn tháp thờ phụng Tổ…
…Trưởng nam Phạm Trần Đoàn tự
Hải Viên sinh năm Giáp Thân (1764) đến
năm Bính Tuất (1766) lên ba tuổi thì bố mất. Hải Viên theo nếp nhà vững đạo tâm
tìm thầy học đạo, năm mười hai tuổi (ẤT Mùi -1775) xuất gia.
Năm Kỷ Dậu (1789) hồi viện và
được dân xã bầu làm chủ chùa Thiên Trù động Hương Tích .
Năm Qúy Sửu (1793) làm tam bảo
chùa Thiên Trù bằng nhà ngói và đúc chuông động Hương Tích .
Năm Mậu Ngọ (1798) Tổ Hải Viên tu
sửa, xây dựng mô Tào Khê Viện .
Năm Canh Thân (1800) xẫy dựng Lan
viện động Hương Tích và sửa sang thần miếu và đúc tượng Thánh .Và lại đúc
chuông Tào Khê Viện.
Năm Nhâm Tuất (1802), tháng giêng
làm tìên đường chùa Thiên Trù năm gian bằng ngói và sửa sang trong chùa thờ
Phật.
Mọi việc trùng tu kiến thiết được
khang trang trên là để phụng sự Phật Tổ trang nghiêm, dưới là để lưu lại cho
đời sau. Cũng là nhờ từ nền móng khí thiêng Tào Khê phát phúc.
Vậy viết bài kệ ngũ ngôn hao mươi
hai câu để lưu lại .
Năm Gia Long thứ hai. Qúy Hợi
(1803), tháng hai ngày tốt.
BÀI MINH
HƯƠNG SƠN TÍCH ĐỘNG CHUNG
(Dịch )
Động Hương Tích thuộc thượng thôn
xã Yến Vĩ huyện Hoài An phủ ứng Thiên.
…Thiết nghĩ chùa này trời tạc vẻ
kỳ, đất gom khí tốt, chợ trời, buồng tằm đã lạ càng lạ, trống đồng nhũ đá vẻ kỳ
them kỳ quả là cảnh đẹp nhất nước Nam ta vậy.
Song hiềm chuông chùa bị thất lạc,
sơn tăng Hải Viên nhờ được kế tập tiên tổ, đã dựa vào cơ nghiệp cũ mà trụ trì, một
long thanh tịnh tinh trụ tam bảo, trong thì động Hương Tích, ngoài thì động
Thiên Trù.
…Hải Viên khuyến giáo thập phương
ở chợ Đông Lao xã Bạch Sam huyện Sơn Minh rồi đúc chuông này một lần cùng với
chuông chùa Gia Khánh vào một ngày lành tháng chạp năm Qúy Sửu (1793).
Hải Viên sai thợ đúc chuông nhóm
lửa trời đất, quạt than âm dương nên chẳng bao lâu đã đúc xong.
Tác thần của chuông này sẽ ở
ngoài chỗ không tiếng, không hỏi và sẽ là vô cùng vô tận chứ đâu phải chỉ ở
tiếng chuông mà thôi nên víêt bài minh để chuông này được lưu truyền mãi mãi :
Động chủ Hương Tích.
Rừng thiền cảnh thanh.
Trời tạo hình thế ,
Đất gom khí thiêng .
Núi đá mở động .
Nhũ đá rủ tinh
Phong quang tuyệt diệu.
Cảnh sắc hữu tình .
Cầu tiếng anh linh
…Một thời công đức
Muôn thủa thơm danh .
Hoàng triều Cảnh Thịnh năm thứ
hai (Giáp Dần -1794).
Trần Đoàn kính đề. Nguyễn Ngọc
Lân đúc.